Điểm yếu lớn nhất của các siêu thị Việt Nam hiện nay là gì, thưa ông?
Hiện trạng của siêu thị Việt Nam là ngồi tại chỗ lấy hàng, siêu thị lớn đôi lúc ép người cung ứng; siêu thị nhỏ ngược lại, có lúc bị người cung ứng ép. Vì thế, vấn đề lớn nhất của siêu thị Việt Nam hiện nay là tính chuyên nghiệp, sự hợp tác để tổ chức nguồn hàng giữa các siêu thị, liên kết giữa sản xuất và lưu thông.
Trong khi đó, những siêu thị của nước ngoài như Wal-Mart, Metro có hệ thống thu mua và phân phối toàn cầu. Đây là một điểm yếu của siêu thị Việt Nam khi phải tham gia cạnh tranh với các siêu thị nước ngoài.
Năng suất sản xuất của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới từ 2-15 lần nên giá thành rất đắt. Mía trồng ở Thái Lan được 120 tấn/ha, trong khi sản lượng của Việt Nam chỉ đạt khoảng 60 tấn/ha. Cà chua trồng theo công nghệ Israel đạt 60 tấn/ha, công nghệ Việt Nam chỉ đạt 6 tấn/ha. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao và bảo quản sản phẩm kém dẫn đến giá thành cao.
Ngoài ra, hệ thống phân phối hàng hóa siêu thị hiện nay cũng là một nguyên nhân làm giá cả hàng hóa tiêu dùng của nước ta cao hơn so với các nước khác. Hàng hóa ở các siêu thị được phân phối theo hình thức mua đến đâu bán đến đó, ít dự trữ. Mối liên hệ giữa sản xuất và lưu thông rất lỏng lẻo, mạnh ai nấy làm. Giá siêu thị thường cao hơn giá ở chợ ngoài.
Chợ đầu mối nông sản chỉ có được một vài cái ở phía Nam còn miền Bắc hầu như không có. Tình trạng nông dân bị ép giá rất phổ biến. Một kg tôm ở Thái Bình là 90.000 đồng/kg nhưng về đến chợ Châu Long, Hà Nội là 160.000 đồng/kg. Gốc của giá cả hàng hóa tại siêu thị là vấn đề sản xuất.
Ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ tìm đến thị trường Việt Nam, các siêu thị của chúng ta cần phải làm gì để cạnh tranh với họ, thưa ông?
Trong so sánh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, các siêu thị Việt Nam có thế mạnh là am hiểu người tiêu dùng bản địa hơn. Nhưng mặt khác, chúng ta vẫn đang ở một thế yếu nhất định trong việc thu mua và phân phối hàng hóa.
Chính vì thế, cạnh tranh cũng là một thách thức của siêu thị Việt Nam trong thời gian tới. Đến 1/1/2010, khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam thì các siêu thị Việt Nam sẽ gặp khó khăn nhiều hơn nếu không chuẩn bị từ bây giờ.
Để phát triển tốt hệ thống siêu thị Việt Nam, đảm bảo về giá cả và chất lượng hàng hóa cần đi từ gốc là vấn đề sản xuất. Hiện nay, giữa các siêu thị có giao hàng, bán hàng cho nhau nhưng chỉ là sự liên kết lỏng lẻo.
Chỉ những hàng nào bán chậm thì tùy thuộc vào mối quan hệ mà hỗ trợ cho nhau, còn những hàng nào bán chạy thì mạnh ai nấy làm. Điều này xuất phát từ bản chất của con người Việt Nam là tính cộng đồng kém chứ không phải bản chất của siêu thị Việt Nam.
Các siêu thị rất cần sự liên kết chặt chẽ, cùng bình đẳng, cùng có lợi về việc trao đổi kinh nghiệm, thị trường thu mua, tổ chức nguồn hàng. Các siêu thị mua chung một container sẽ nhập được hàng với giá thấp hơn hẳn là mỗi siêu thị tự phát đi nhập một góc của container.
Việc tổ chức sàn giao dịch nông sản tại Hà Nội và các thành phố lớn là rất cần thiết để nông dân, các chủ trang trại có thể mang hàng ra bán. Đây là việc cần đầu tư để giúp người sản xuất và hỗ trợ người tiêu dùng. Muốn giải quyết được vấn đề thế đứng của siêu thị Việt Nam cần giải quyết trước hết vấn đề liên kết sản xuất và lưu thông.
Các siêu thị cần làm hợp đồng với sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân lúc mất mùa cũng như lúc được mùa. Ngoài ra, có thể hỗ trợ người sản xuất bằng cách tìm kiếm những công nghệ mới, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.
Giá cả hàng hóa trong siêu thị có thể theo hướng niêm yết linh hoạt hơn. Chẳng hạn, cùng một mặt hàng nhưng bán ở khu vực Trương Định phải niêm yết giá khác với giá ở khu vực Hoàn Kiếm. Để thực hiện điều này cần có sự thay đổi trong suy nghĩ của lãnh đạo các siêu thị và cần một “nhạc trưởng” trong việc vận động phân phối hàng hóa giữa các siêu thị. Nhưng trước hết, các siêu thị cần xác định quyết tâm liên kết lại với nhau đã.
Hiệp hội siêu thị Hà Nội đóng vai trò như thế nào trong việc phát triển siêu thị Việt Nam, thưa ông?
Hiệp hội Siêu thị Hà Nội thành lập cuối năm 2004. Vai trò của hiệp hội là hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, hợp tác kinh doanh, phản biện xã hội, tham gia các cuộc hội thảo hội nghị, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển siêu thị, phát triển thương mại.
Tuy nhiên, hoạt động của hội chỉ mang tính chất hô hào, nhắc nhở, vai trò của hội rất lỏng lẻo, rời rạc. Hiện nay, luật về Hội chưa được Quốc hội thông qua. Trong khi đó, ở các nước việc vào hội vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi. Một lô hàng muốn ở Nhật muốn xuất khẩu được thì phải lấy được chữ ký của chủ tịch hội.
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,