Từ trước tới nay việc kinh doanh bán lẻ tại thị trường Việt Nam không phải là không sôi động bởi số lượng các siêu thị, cửa hàng đang phát triển ngày một nhiều, ý thức mua sắm của người dân cũng ngày một tăng cao dẫn đến việc lựa chọn những nhà cung cấp, những cửa hàng uy tín và có thương hiệu. Hiện nay các nhà Bán lẻ Việt Nam đang có những cửa hàng riêng lẻ mang tính tự phát hoặc ngắn hạn hình như đã ý thức trước điều này. Việt Nam đã thành lập hiệp hội những nhà bán lẻ nhằm xác định và xây dựng một định hướng phát triển bền vững, đón đầu và chiếm lĩnh thị trường. Điều mà các nhà Bán lẻ Việt Nam phải đối mặt trước tình hình này chính là việc phát triển quy mô theo mô hình chuỗi và quản lý tập trung.
Việc quản lý tập trung theo mô hình chuỗi giúp cho tăng khả năng cạnh tranh và điều phối hàng hóa, giảm chi phí quản lý và tận dụng tối đa năng lực lãnh đạo trong điều hành và ra quyết định.
Có một ví dụ về việc phát triển mô hình quản lý các chuỗi cửa hàng như sau để thấy rằng khái niệm về quản lý chuỗi và chuỗi các cửa hàng được hiểu như thế nào.
Câu chuyện quản lý chuỗi của Công ty HAPLOMinX
Công ty HAPLOMinX có 17 siêu thị và cửa hàng trên cả nước việc báo cáo và xác định kết quả kinh doanh của 17 siêu thị cửa hàng đó được thực hiện vào thời điểm cuối tháng và được in ấn hoặc gửi mail về cho tổng Công ty. Do làm ăn hiệu quả nên công ty đã mở thêm những siêu thị ở các tỉnh thành khác vì thế mỗi khi mở ra một siêu thị mới Công ty HAPLOMinX lại phải tuyển dụng bồi dưỡng đội ngũ và lại phải xây dựng một e_ kíp làm việc mới. Điều này dẫn đến rất nhiều rủi do trong quản lý bởi đội ngũ mới có thể chưa kịp nắm bắt và kiểm soát được quy trình quản lý, việc báo cáo vào cuối tháng đã được Công ty khắc phục bằng việc báo cáo hàng tuần nhưng với một số lượng báo cáo lớn và cần phải xử lý gấp từ các cở sở đã làm ban lãnh đạo Công ty phải đau đầu vì không đưa ra những quyết định kịp thời liên quan đến tình hình phát triển thị trường của các cửa hàng của mình. Khoảng cách về địa lý đã trở thành một rào cản lớn khiến việc mở rộng quy mô chiếm lĩnh thị trường trở nên bế tắc.
Ban lãnh đạo công ty đã phải nhóm họp và tìm giải pháp nhằm cải thiện tình hình này cuối cùng họ đã đưa ra kết luận “Áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình quản lý chuỗi các cửa hàng của họ”. Chính kết luận này đã khiến Công ty HAPLOMinX tìm kiếm một nhà cung cấp giải pháp phần mềm quản lý phù hợp đáp ứng được nhu cầu của họ đó là quản lý tập trung dữ liệu, các kết quả về bán hàng cũng như lợi nhuận từ các cở sở được tổng hợp về trung tâm.
Quyết định áp dụng CNTT vào quản lý chuỗi siêu thị cửa hàng là một quyết định đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty HAPLOMinX lúc này. Bởi lợi ích của việc áp dụng phần mềm quản lý chuỗi các siêu thị cửa hàng chúng ta thấy rất rõ. Một là tận dụng được nguồn lực dùng chung kế toán và bộ phận quản lý ra quyết định có thể ở trung tâm điều hành được các cơ sở. Hai là toàn bộ kết quả bán hàng từ các cơ sở gửi về trung tâm ngay sau khi phát sinh chứng từ tại cơ sở. Việc kiểm soát số lượng tồn hàng ở từng cở sở trung tâm đều nắm được khiến việc ra quyết định điều chuyển hàng hóa giữa các cở sở và trung tâm trở nên linh hoạt và kịp thời.
Và đây cũng chính là phương pháp quản lý tiên tiến mà các tập đoàn nước ngoài áp dụng khi mở rộng thị trường vậy với tình hình hội nhập WTO và chính sách mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam các nhà bán lẻ Việt Nam đang đối mặt với cả thách thức và thuận lợi rất lớn.
Về thách thức của các nhà bán lẻ trong nước chính là cải cách thay đổi mô hình quản lý tập trung xây dựng thương hiệu và chuyên nghiệp hóa bằng Công nghệ thông tin trong quản lý. Thách thức thứ 2 chính là việc giữ vững và phát triển thị phần trong thời gian tới bởi doanh nghiệp nước ngoài họ có một quy trình quản lý và kinh nghiệm bán lẻ khoa học và chiến lược kinh doanh rõ ràng có định hướng điểm này doanh nghiệm Việt Nam còn hạn chế.
Về cơ hội: Nói như vậy không có nghĩa là các nhà Bán lẻ Việt Nam không có cơ hội trong cuộc đua này! Theo tôi đây là cơ hội lớn cho các nhà Bán lẻ cũng như chính người tiêu dùng Việt Nam. Đối với các nhà bán lẻ khi các tập đoàn nước ngoài vào do phong cách làm việc chuyên nghiệp nên chính họ đã đào tạo người dùng Việt Nam cũng phải chuyên nghiệp. Khi đó việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng cũng trở nên khó tính hơn và sành điệu hơn, người tiêu dùng sẽ được trang bị một kiến thức mua sắm tốt và có thói quen mua sắm siêu thị và trung tâm thương mại. Điều này tạo nên cơ hội cho những doanh nghiệp làm ăn bài bản. Nếu không có tập đoàn bán lẻ nước ngoài đặt chân vào thì chắc chắn thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ phát triển rất chậm bởi tư duy và phong cách tiêu dùng của người dân khó bị thay đổi. Chúng ta thử nhìn lại những năm trước đây nói đến đi siêu thị người dân gần như coi đó là một việc xa xỉ sau khi có các siêu thị như Metro, Big C… những năm gần đây người dân Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm và dần chọn phương pháp đi siêu thị dẫn đến các nhà bán lẻ Việt Nam hoạt động tốt hơn. Sau ngày 01 tháng 01 năm 2009 thị trường mở cửa hoàn toàn với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ tạo ra một trong những đòn bẩy kích cầu thị trường và thay đổi thói quen mua sắm. Khi đó các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ tận dụng được những lợi thế hiện có đó là thị phần hiện tại và tìm cách khắc phục hạn chế chắc chắc các nhà bán lẻ Việt Nam sẽ mang lại cơ hội rất lớn.
Nắm bắt được điều này riêng với Công ty ATO chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ về Công nghệ cũng như những sản phẩm phần mềm quản lý cho mô hình chuỗi chuyên nghiệp nhằm phục vụ tốt nhất những nhà bán lẻ Việt Nam có ý định mở rộng thị phần và chuẩn hóa lại mô hình quản lý. Với số lượng khách hàng lên đến 500 khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ ATO chắt lọc cho mình những kinh nghiệm quý báu để tư vấn cho các nhà bán lẻ Việt Nam một quy trình quản lý tiên tiến. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ nghiên cứu nghiệp vụ bán lẻ của ATO đã tiếp cận và phân tích các quy trình tiên tiến của nước ngoài từ rất sớm họ sẽ trở thành người bạn đồng hành cùng những nhà bán lẻ Việt Nam. Thị trường bán lẻ đang ngày một phát triển đòi hỏi đi theo nó là một mô hình quản lý tiên tiến và sản phẩm phần mềm quản lý bán lẻ cũng phải tiên tiến. Các doanh nghiệp phần mềm nói chung và ATO nói riêng đang tìm cách hoàn thiện mình để phục vụ những nhà bán lẻ Việt Nam một cách tốt nhất để cùng nhau phát triển.