Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi
Norman Joseph Woodland và
Bernard Silver. Năm
1948 khi đang là sinh viên ở trường
Đại học tổng hợp Drexel, họ đã phát triển ý tưởng này sau khi được biết mong ước của một vị chủ tịch của một công ty buôn bán đồ ăn là làm sao để có thể tự động kiểm tra toàn bộ quy trình. Một trong những ý tưởng đầu tiên của họ là sử dụng
mã Morse để in những vạch rộng hay hẹp thẳng đứng. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng dạng "điểm đen" của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm. Họ đã gửi đến cơ quan quản lý sáng chế Mỹ
2,612,994 ngày
20 tháng 10 năm
1949 công trình Classifying Apparatus and Method (Thiết bị và phương pháp phân loại) để lấy bằng sáng chế. Bằng sáng chế đã được phát hành ngày
7 tháng 10 năm
1952.
Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm việc cho
IBM) và Silver năm
1952. Nó bao gồm một
đèn dây tóc 500
W và một
ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi
RCA cho các
phim có âm thanh (nó để in theo phương pháp quang học lên trên phim). Thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế: để có dòng điện đo được bằng các
nghiệm dao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500 W gần như đã làm cháy giấy có mẫu mã vạch đầu tiên của họ. Nó đã không được sản xuất đại trà. Năm
1962 họ bán sáng chế này cho công ty
Philips, sau đó Philips lại bán nó cho
RCA. Phát minh ra tia
laser năm
1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn, và sự phát triển của
mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ mã vạch có ý nghĩa thực tiễn. Đáng tiếc là Silver đã chết năm
1963 ở 38 tuổi trước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này.
Năm
2004,
Nanosys Inc. sản xuất mã vạch nano (nanobarcode) - sợi dây kích thước nano (10-9 m) chứa các phần khác nhau của
Si và
GexSi1-x.
Ứng dụng
Mã vạch (và các thẻ khác mà máy có thể đọc được như
RFID) được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các
máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay.
Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là
chỉ mục trong
cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã
EAN-13 và
UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.
Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm, mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài. Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạch tượng trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là chỉ các số thập phân, có thể là bổ sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng mã ký tự
ASCII và nhiều hơn thế. Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đến việc phát triển của các
ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó không chứa các vạch mà là một lưới các ô vuông. Các
mã vạch cụm là trung gian giữa mã vạch 2D thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cách đặt các mã vạch tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể in ấn mà cho phép có nhiều hàng.
Việc vận dụng khả năng đánh mã số mã vạch vàoVN ngày càng được quan tâm do khối lượng hàng hoá ngày càng lớn, phục vụ cho công tác kiểm đếm và phân loại sẽ dễ dàng hơn.
Các công ty, siêu thị, nhà máy đã trang bị nhằm quản lí sản phẩm, phương tiện một cách chính xác và thuận tiện.
Một bộ mã số mã vạch đang được hoàn thiện dần tại Việt nam theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế.
Xem thêm:
phần mềm quản lý bán hàng,
phan mem quan ly ban hang,
phần mềm quản lý nhà hàng,
phan mem quan ly nha hang,
phần mềm bán hàng,
phan mem ban hang,
phần mềm nhà hàng,
máy in hóa đơn,
máy in mã vạch,
phần mềm quản lý kho,