Bất chấp những tác động không thuận lợi từ tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ta năm nay có dấu hiệu khởi sắc, tiếp nối những bước phát triển sôi động của những năm trước.
Trong các website thương mại điện tử tham gia Cuộc thi và Bình chọn web vàng do báo Người Lao Động phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức, các website hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm chiếm phần lớn. Điều đó cho thấy không chỉ có các doanh nghiệp (DN) kinh doanh các dịch vụ trên Internet và các DN bán hàng trực tuyến mới đầu tư website mà các DN sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng cũng sử dụng công cụ net rất hiệu quả.
Website Travel.com.vn
Tiềm năng dồi dào
Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet và giữ ngôi vị á quân tại Đông Nam Á về lĩnh vực này. Hãng nghiên cứu Business Monitor International (Anh) dự đoán Việt Nam sẽ đạt 31,5 triệu người kết nối mạng vào năm 2011.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng 38% DN có website riêng và hơn 93% DN kết nối Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh
(Nguồn: Bộ Công thương) |
Trong năm 2008, thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với số thuê bao Internet trên toàn quốc là 6 triệu, quy đổi gần 19,5 triệu người dùng Internet, đạt tỉ lệ 23% dân số dùng Internet (theo Bộ Thông tin - truyền thông). Tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng 38% DN có website riêng và hơn 93% DN kết nối Internet để phục vụ sản xuất, kinh doanh (theo Bộ Công thương).
Bên cạnh việc hình thành khung pháp lý bảo vệ DN và người dùng khi mua, bán trên mạng, Bộ Thông tin - truyền thông còn công nhận giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thực số trong giao dịch điện tử, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam.
Ngoài ra, hàng loạt công ty chuyên về dịch vụ thanh toán điện tử đã kết hợp với các ngân hàng triển khai các dịch vụ “ví điện tử” dành cho đối tượng mua sắm những khoản vừa và nhỏ qua mạng Internet.
Những hoạt động kể trên cho thấy thương mại điện tử tại Việt Nam đã diễn ra sôi động, có tiềm năng dồi dào để phát triển mạnh hơn nữa.
Website: chìa khóa thành công
Các DN tham gia Cuộc thi và Bình chọn web vàng đều cho rằng website thương mại điện tử có một vị trí quan trọng trong kế hoạch phát triển và chiếm phần lớn chi phí đầu tư cho các hoạt động của DN. Ông Nguyễn Thu Phong, chủ tịch hội đồng quản trị - tổng giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc xây dựng Nhà Vui, cho biết từ khi công ty mới được thành lập, những khách hàng đầu tiên tìm đến công ty cũng nhờ website. Công cụ này đã giúp công ty vượt qua mọi sóng gió để tồn tại và tạo được tên tuổi như ngày nay.
Website của Samsung Vina thì thiên về giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mãi mới nhất cho người tiêu dùng, là kênh hỗ trợ bán hàng hiệu quả trong những năm qua.
Có khuynh hướng thiên về mạng xã hội, website Caravat.com lại có ý tưởng rất độc đáo khi trở thành mạng cộng đồng doanh nhân cao cấp lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến đầu năm 2009, Caravat đã thu hút được trên 6.500 nhà quản lý và chuyên gia quốc tế, trong đó có 632 doanh nhân ở cấp độ điều hành (CEO, CFO, CTO), 915 giám đốc và hơn 3.900 quản lý và trưởng nhóm (manager) của 36 ngành công nghiệp then chốt. Trong đó, 78% thành viên là người Việt Nam và 22% là người nước ngoài. Một khi website trở nên phổ biến, doanh thu từ các hợp đồng quảng cáo, dự án tài trợ cũng trên đà ấy mà tăng theo.
Với những DN sản xuất như Agifish, website vừa là công cụ quảng bá, giới thiệu hoạt động của công ty vừa là kênh tiếp xúc với các đối tác.
Còn đó những băn khoăn
Theo đại diện của Công ty Gnet Media, chuyên về thiết kế website cho DN, ở Việt Nam hầu như chưa có website thực hiện thương mại điện tử đúng nghĩa mà chỉ mới dừng lại ở mức độ giới thiệu thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Dù vậy, nếu so với một năm trước đây, các DN đã có sự đầu tư chuyên nghiệp hơn cho website.
Khuyết điểm lớn nhất của phần lớn website vẫn là thông tin không được cập nhật đầy đủ, chính xác và thường xuyên. Nguyên nhân là do các chủ website chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này hoặc có quan tâm nhưng đội ngũ nhân viên tại DN chưa chuyên nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Thanh - tổng giám đốc Caravat.com, một trong những khó khăn của DN khi ứng dụng thương mại điện tử là luật pháp Việt Nam chưa thật sự bảo vệ được các DN trước các nạn hacker. Ngoài ra, khâu thanh toán trực tuyến cũng là một vấn đề nan giải, vì số lượng người dùng thẻ tín dụng chưa nhiều, nếu có thì cũng chưa dám thanh toán trực tuyến vì sợ mất tiền do sơ suất trong giao dịch hoặc bị hacker trộm mật mã tài khoản. Do vậy, phương pháp thanh toán thủ công vẫn tồn tại.
Một số DN kinh doanh các sản phẩm mang tính trí tuệ cao thì lo ngại vấn đề bản quyền vì khi đưa các mẫu sản phẩm kèm hình ảnh, thông tin chi tiết lên website để thu hút sự chú ý của khách hàng, các đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép các mẫu sản phẩm, gây thiệt hại cho DN.
Nhìn chung, tuy khó khăn vẫn còn ở trước mắt nhưng một khi DN nhận thức được tầm quan trọng của website thương mại điện tử, họ sẽ có sự đầu tư đúng mức, từng bước chuyên nghiệp hóa đội ngũ quản lý website và tìm cách tận dụng tối đa hiệu quả từ website.
Xem thêm:
phần mềm quản lý bán hàng,
phan mem quan ly ban hang,
phần mềm quản lý nhà hàng,
phan mem quan ly nha hang,
phần mềm bán hàng,
phan mem ban hang,
phần mềm nhà hàng,
máy in hóa đơn,
máy in mã vạch,
phần mềm quản lý kho,