Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Alan L. Haberman - người cha của mã vạch qua đời ở tuổi 81
Alan L. Haberman, người đã tác động không nhỏ đến ngành công nghiệp thế giới đã qua đời hôm chủ nhật (19/6) vì những biến chứng của bệnh tim và phổi ở tuổi 81. Tên tuổi của Haberman gắn liền với mã vạch mà chúng ta thường thấy trên hầu hết các sản phẩm tiêu dùng. Tuy nhiên, Haberman không phải là người sáng tạo ra mã vạch mà ông đã dẫn đầu chiến dịch vận động để đưa mã vạch trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu dành cho việc mã hóa điện tử hàng triệu sản phẩm.

Một buổi sáng mùa hè năm 1974, một người đàn ông sống tại bang Ohio đã mua một gói hàng gồm 10 thanh kẹo cao su và kể từ đó thể giới đã thay đổi. 8:01 sáng ngày 26 tháng 6 năm 1974, 10 thanh kẹo cao su Wrigley's Juicy Fruit được đưa qua băng chuyền và được quét qua máy scan quang học. Máy scan kêu lên bíp bíp và máy tính tiền ngay lập tức hiển thị trị giá 67 cent. Đây là giao dịch đầu tiên được thực hiện dưới sự hỗ trợ của mã vạch tại siêu thị Marsh Supermarket thuộc thành phố Troy, Ohio. Đây cũng là siêu thị đầu tiên trên thế giới triển khai sử dụng mã vạch.

Ngày nay, kể từ tiếng bíp đầu tiên của máy scan năm đó, đã có hàng tỉ tỉ tiếng bíp khác vang lên ở khắp mọi nơi trên thế giới và mã vạch trở thành một công nghệ có tốc độ phổ biến nhanh nhất mọi thời đại. Nó len lỏi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại, từ việc mua bán hàng hóa hàng ngày cho đến việc theo dõi hàng hóa chuyển phát và phát hiện hàng hóa thất lạc tại các sân bay. Và người có công lớn giúp phổ biến mã vạch không ai khác chính là Alan L. Haberman.

Alan Lloyd Haberman sinh ngày 27 tháng 7 năm 1929 tại Worcester, bang Massachusetts. Năm 1951, ông tốt nghiệp bằng cử nhân lịch sử và văn học Mỹ tại đại học Harvard và năm 1953, ông tiếp tục lấy bằng MBA tại trường Harvard Business. Sau một thời gian ngắn làm việc cho tờ Wall Street Journal với cương vị là nhà phân tích cổ phiếu, ông nhận vị trí phó giám đốc điều hành Hills Supermarkets, một chuỗi cửa hàng kinh doanh của Long Island. Vào giữa những năm 1960, sau khi sáp nhập với nhà bán lẻ E. J. Korvette, Haberman trở thành giám đốc của Hills-Korvette Supermarkets. Sau này, ông là giám đốc điều hành Finast, một hệ thống siêu thị tại Massachusetts quê ông.

Trở lại với mã vạch, ý tưởng của mã vạch xuất phát từ những năm 1940 do 2 sinh viên tốt nghiệp viện công nghệ Drexel tại Philadelphia là Norman Joseph Woodland và Bernard Silver phát triển để sử dụng tại các tiệm tạp hóa. Họ nhận được bằng phát minh vào năm 1952 nhưng vào lúc đó, công nghệ máy scan vẫn chưa hoàn thiện nên phát minh của họ trở nên vô dụng.

2 thập kỉ sau, một số nhà sản xuất và bán lẻ bắt đầu đưa sản phẩm của mình vào hệ thống mã hóa nhưng hệ thống của công ty này lại không đồng bộ với hệ thống của công ty kia. Stephen A. Brown, tác giả của cuốn "Revolution at the Checkout Counter", đã giải thích rằng các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng lúc này đang đối mặt phải sự mâu thuẫn khi cố gắng tìm ra một chuẩn chung cho mã vạch. Người thì yêu cầu mã vạch phải có hình bán nguyệt, người thì yêu cầu hình vuông, v.v... Brown là cựu cố vấn của hiệp hội các nhà sản xuất tạp phẩm Hoa Kì (Grocery Manufacturers of America), sau ông tiếp tục làm cố vấn cho Uniform Code Council hay GS1 US.

Vào những năm đầu 1970, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các siêu thị đồng loạt cắt giảm chi phí nhân công với việc tự động hóa khâu bán hàng, kiểm kê và thanh toán. Một ủy ban gồm các nhà điều hành đã được triệu tập với Haberman giữ ghế chủ tịch. Mục tiêu của hiệp hội là nhằm lựa chọn một dấu hiệu tiêu chuẩn để có thể sử dụng trên toàn quốc và mã hóa dữ liệu sản phẩm.

Vào lúc này, phát minh của Woodland-Silver lại hết hạn và ủy ban bắt đầu thử nghiệm các mẫu mã vạch từ rất nhiều công ty công nghệ. Trong rất nhiều mẫu thiết kế thì Haberman tỏ ra rất ưng ý với thiết kế các đường kẻ sọc trắng và đen do kỹ sư George J. Laurer thuộc IBM phát triển dựa trên ý tưởng của Woodland-Silver. Theo đó, mẫu thiết kế có thể được in dễ dàng và đảm bảo máy scan có thể đọc được. Mặc dù có nhiều kiểu dáng khác nhau, các sọc có lúc dày lúc mỏng nhưng nó luôn tái hiện một cách hiệu quả 11 con số cần thiết để mã hóa dữ liệu từ nhà sản xuất và sản phẩm. (Ngày nay thì mã UPC thường có 12 chữ số). Không lâu sau, ủy ban do Haberman đứng đầu đã nhất trí chọn mã vạch của IBM và tiếp nhận từ tháng 4 năm 1973.

Là một người sáng lập cũng như làm việc tại Uniform Code Council, trong suốt những thập kỉ qua Haberman liên tục được mời làm đại sứ cho các thiết bị nhận dạng sản phẩm tự động, từ mã vạch cho đế những công nghệ mới hơn như nhận dạng bằng tần số radio hiện đã được một số nhà bán lẻ sử dụng. Nếu bạn thích tìm hiểu về mã vạch thì đâu đó tại viện bảo tàng lịch sử quốc gia Hoa Kì thuộc học viện Smithsonian, người ta vẫn còn trưng bày gói hàng chứa những thanh kẹo cao su Juicy Fruit với dòng mã vạch đã 37 năm tuổi.

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08