Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Giá cả đang là áp lực đối với nhà bán lẻ
Nhà cung cấp viện ra đủ mọi lý do để tăng giá. Nếu nhà phân phối bán lẻ không chấp nhận mức giá mới sẽ bị gây áp lực bằng cách ngưng hoặc cung cấp hàng nhỏ giọt.
Không tăng giá - ngưng cung cấp hàng
 
Từ cuối tháng 8/2010 đến nay, các siêu thị tại TPHCM liên tục nhận được thông báo tăng giá từ hàng trăm nhà cung cấp hoặc hoàn toàn bất ngờ khi nhập hàng về, mới biết giá đã tăng.
 
Đầu tháng 9, hơn 300 mặt hàng tiêu dùng thuộc nhóm thực phẩm đồ hộp, bánh kẹo, dầu ăn, hàng may mặc cùng gia dụng tăng giá ở mức 3 - 12%. Nguyên nhân tăng giá hội tụ hàng loạt lý do như tỷ giá VND/USD, nguyên liệu đầu vào, bao bì… tăng.
 
Thị trường biến động, nhà bán lẻ cũng bị nhà cung cấp “o ép” về giá (Ảnh: Hoài Nam).
 
Với các lý do trên, đặc biệt là do tỷ giá, giá vàng biến động, trong tháng 10 và tháng 11, các siêu thị tiếp tục nhận được thông báo tăng giá. Nhiều mặt hàng nhập khẩu có mức tăng nhảy vọt lên đến trên 20%.
 
Khi hàng hóa tăng giá, đồng nghĩa với sức mua giảm, lợi nhuận bị thu hẹp nên các nhà phân phối luôn nỗ lực “kìm” giá bằng cách thương lượng với đơn vị cung cấp. Thế nhưng, thời điểm giá cả nhiều biến động các cuộc thương lượng không dễ dàng đạt được hiệu quả mong muốn.
 
Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Đối ngoại siêu thị Big C cho hay, thời điểm này Big C liên tục phải làm việc với các nhà cung cấp để cân nhắc trước những quyết định tăng giá.
 
Bà Trang nói: “Chúng tôi lưu ý các nhà sản xuất tăng giá thời điểm này hết sức bất lợi vì sức mua sẽ giảm. Nhiều nhà cung cấp mình có thể thương lượng được sau khi cân đối lợi ích chung nhưng cũng không ít nhà cung cấp, nếu chúng tôi không đồng ý giá mới họ sẽ ngưng cung cấp hàng hoặc cung cấp nhỏ giọt”.
 
Theo bà Trang, áp lực lớn nhất với các siêu thị chính là giá cả ngoài thị trường. Giá ngoài thị trường tăng, không có sự kìm hãm thì các cuộc thương lượng càng trở nên khó khăn. Khi đổ hàng cho thị trường bên ngoài với mức giá cao thì nhà cung cấp sẽ không còn mặn mà trước yêu cầu giữ giá hoặc mức tăng thấp của các siêu thị.
 
Tăng cường tính chủ động
 
Trước những khó khăn đó, sức cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ trở nên gay gắt hơn. Áp lực giữ chân khách hàng khi giá cả tăng trở thành chính sách hàng đầu của các siêu thị.
 
Nhiều chương trình khuyến mãi rầm rộ không ngừng được đưa ra như hiện nay cũng là giải pháp góp phần làm giảm “cơn sốt” về giá cả với người tiêu dùng, đồng thời tăng sức cạnh tranh của các siêu thị.
 
Người tiêu dùng trở nên khó tính khi giá cả tăng cao (Ảnh: Hoài Nam).
 
Đúng thời điểm “bão giá” nhưng Big C vẫn “mạnh tay” tung ra đến 4 chương trình khuyến mãi áp dụng cho trên 1.200 mặt hàng có mức giảm từ 5 - 50% cùng nhiều quà tặng kèm.
 
Còn hệ thống Co.opMart cũng dành hàng loạt chương trình đặc biệt gắn liền với con số 7 mừng sự kiện siêu thị này 7 năm liền đạt giải Vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam như: 700 mặt hàng giảm giá đến 50%, 700.000 phiếu giảm giá, 70.000 điểm thưởng cho khách hàng…
 
Bên cạnh đó, để không “đuối” khi giá cả biến động, các siêu thị buộc phải chủ động tăng cường các thế mạnh của mình để thu mua được nguồn hàng với mức giá tốt nhất trên thị trường.
 
Lúc này, không một nhà bán lẻ nào có thể lơ là mối quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp để họ tích cực tham gia vào các chương trình giảm giá tạo lợi ích cho cả ba bên: khách hàng mua được sản phẩm giá rẻ, nhà cung cấp và nhà phân phối cùng bán được nhiều hàng.
 
Bà Mai Trang, đại diện hệ thống Co.opMart cho hay, với bản lĩnh và kinh nghiệm của một nhà bán lẻ lâu năm, Co.opMart luôn chủ động “đón đầu” các tình huống. Nắm bắt diễn biến thị trường cuối năm nhiều biến động, siêu thị đã tăng cường tích trữ nguồn hàng, đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm. Hiện lượng hàng bình ổn tại Co.opMart đã tăng lên 40%.
 
“Chủ động hợp tác bền chặt với nhà cung cấp, tích trữ nguồn hàng và tăng cường khuyến mãi”, bà Mai Trang nhấn mạnh các chính sách nhằm “kìm” giá.
 
Ngoài giải pháp hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp như cam kết mua với số lượng lớn, chính sách thanh toán tốt, phát triển dự án chung được Big C chú trọng, bà Quỳnh Trang còn cho hay: “Big C tăng cường thu mua hàng hóa tận gốc, tiếp tục phát triển các nhãn hàng riêng của siêu thị. Big C cũng chấp nhận giảm một phần lợi nhuận để đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách hàng và tăng sức cạnh tranh của mình trong tình hình hiện nay”.
Công ty ATO là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bán hàng,

phần mềm siêu thị

, phần mềm quản lý nhà hàng, phần mềm chấm công, phần mềm nhân sự, phần mềm tính lương, phần mềm tổ chức đại hội cổ đông. ATO phân phối độc quyền các thiết bị mã số mã vạch như máy in hóa đơn, máy in mã vạch, đầu đọc mã vạch, ngăn kéo đựng tiền, đầu đọc mã vạch, máy chấm công, kiosk tra cứu thông tin.
 
dantri
    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08