Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Công Nghiệp Phần Mềm Việt Nam: Để đốm lửa thành nguồn sáng
Những ý kiến dưới đây được ghi nhận tại VIO 2009, tiếp nối bài viết “CNp PM: Có thể là ngành chiến lược?” về đề xuất của HCA, trên TGVT B tháng 7/2009. Nhận định chung là thời cơ của Công nghiệp Phần mềm (CNpPM) đã đến, nhưng thời cơ chỉ biến thành hành động khi chính quyền, xã hội nhận thức được nhu cầu thực về phần mềm, CNTT...

 

"CNpPM là ngành chiến lược?"

Doanh thu PM Việt Nam qua các năm 2006, 2007, 2008 đạt lần lượt 251 triệu, 352 triệu, 648 triệu (đô la Mỹ), bằng với khoảng 0,5% GDP và hiện còn rất nhỏ bé. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng của CNpPM đạt tới 56%/năm lại là cao nhất trong các ngành. Thêm vào đó, năng suất của lực lượng lao động trong CNpPM đóng góp cho GDP cao, năm 2008 có thể đã vươn lên thứ 2 sau khai thác tài nguyên thiên nhiên. CNpPM và DV CNTT đã bước đầu chứng tỏ lợi thế. Năm 2007, Việt Nam vào top 30 quốc gia lợi về gia công. 3 - 4 năm trước, Việt Nam không dám tưởng đến điều này (CNpPM Việt Nam hiện chỉ có vốn liếng chừng 2 tỷ USD).

Về tình hình thế giới, ảo hoá là 1 trong 10 công nghệ quan trọng nhất của năm 2009, thị trường này vẫn tăng trưởng trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Thị trường outsourcing (gia công) giúp các doanh nghiệp (DN) giảm bớt khó khăn và không suy giảm mặc dù giá chung giảm khoảng 10%. Dịch vụ dữ liệu cũng vậy, tuy suy giảm 5 - 10% nhưng cơ hội quốc tế vẫn còn nhiều.

“Ngành công nghiệp chiến lược phải là ngành có khả năng cao nhất, phát huy lợi thế đất nước; có sức cạnh tranh sắc bén; khả năng chiếm lĩnh thị trường; ảnh hưởng sâu rộng. CNpPM có đủ những yếu tố này”

 

Rõ ràng không ngành kinh tế nào ẩn chứa tiềm năng mang lại hiệu quả toàn diện và to lớn hơn trong khoảng 15 - 20 năm tới đây so với CNpPM và dịch vụ (DV) CNTT, một cơ hội quý giá có thể nắm bắt. Nhưng, chúng ta dường như chưa thấy rõ sẽ phát triển CNTT và CNpPM như thế nào trong khi quốc tế thì có chiến lược rất rõ ràng.

Ông Phạm Văn Bảy, nguyên Chủ tịch nhiệm kỳ I HCA:
"Một đốm lửa nhỏ..."

Nội dung VIO 2009 đặt ra rất mới và hấp dẫn. Các diễn giả đã nêu nhiều số liệu của thế giới và của Việt Nam. Từ đó đi đến kết luận nước Việt Nam nếu muốn phát triển bằng con đường tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát huy tài nguyên nhân lực, xây dựng đất nước giàu mạnh bằng đầu tư tập trung cho con người Việt Nam có trí tuệ cao thì nên chọn CNpPM và dịch vụ CNTT là ngành công nghiệp chiến lược.

 

“Đã gọi là nhiệm vụ chiến lược đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu sâu hơn. Xin đừng bác bỏ với những lập luận nhỏ bé và vội dập tắt với những suy nghĩ quá ngắn ngủi”

 

Quả là một đề xuất táo bạo. Nhưng theo tôi, đã nói là chiến lược thì khó có nhiều người ủng hộ và thấy rõ. Nó là một đốm lửa nhỏ, là một tia loé nhanh.

Để khơi một đốm lửa thành nguồn sáng, thì không chỉ là người làm CNTT nêu ra mà phải được Chính quyền thấy là chiến lược của bản thân mình. Một chính quyền có 80 triệu dân có một khối lượng công tác rất lớn, một sự phân quyền khá rộng mà nếu không có công cụ quản lý dùng PM thì làm sao làm được. Một vài ví dụ nhỏ như chứng minh thư nhân dân mà còn trùng số, quy hoạch bị treo cả chục năm cũng không biết, đất đai cấp cho các DN lãng phí triền miên và cái nhỏ nhất là số nhà rất lộn xộn trong lúc thế giới đã có bản đồ chi tiết trên điện thoại di động...

Ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở TTTT TP.HCM:
"Chỉ cần 1% thời gian..."

Đề xuất của HCA đưa ra là rất tốt nhưng có khả thi hay không còn phụ thuộc vào mối quan tâm của xã hội hiện nay, hay chính xác hơn là quan tâm của lãnh đạo ở mức nào.

 

“Đề xuất của HCA là bức xúc của giới CNTT. Muốn khả thi cần phải có tác động rất lớn từ Chính phủ”

 

Chúng ta hầu như chưa có cuộc họp nào mà toàn bộ lãnh đạo ủy ban hay toàn bộ lãnh đạo Chính Phủ cùng bàn về CNTT cả. Nếu Chính Phủ, ủy ban các tỉnh thành, các ngành, mỗi nơi dành 1% thời gian/năm, nghĩa là 3 ngày/năm hoặc mỗi quý 1 buổi để toàn bộ lãnh đạo cùng bàn về CNTT thì CNTT lúc đó mới thực sự là vấn đề thường trực, là mối quan tâm thực của chính quyền và xã hội.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:
"Ngành kinh tế chủ lực"

Chưa bao giờ CNTT Việt Nam có điều kiện và cơ hội phát triển tốt như bây giờ. Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg ngày 3/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý chương trình phát triển CNpPM và Nội dung số (NDS) đúng vào đề xuất của HCA. Nhưng nếu chúng ta cứ tiếp tục phát triển CNpPM và DV CNTT như thời gian qua thì sẽ không đạt mục tiêu đó. Lực lượng CNTT hãy đăng ký làm, Nhà nước sẽ chi tiền. Có rất nhiều việc cần làm như xây dựng hệ thống xếp bậc nhân lực; ứng dụng và phát triển PM nguồn mở (PMNM), phát triển NDS phù hợp lịch sử và văn hoá Việt Nam..., Nhà nước sẵn sàng đầu tư.

 

“Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, tôi cho rằng CNpPM và DV CNTT phải trở thành ngành kinh tế chủ lực, phải chiếm trên dưới 10% GDP. Phát triển nguồn nhân lực tối quan trọng và rất tương lai vì cả châu Âu, Bắc Mỹ đều sẽ rất thiếu NL CNTT. Tôi nghĩ là chúng ta phải tập trung giải quyết vấn đề NL!”

 

Theo Quyết định 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực (NNL) CNTT đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020", nhà nước chi 900 tỷ đồng. Riêng việc chuẩn bị NNL cho ứng dụng CNTT tại các cơ quan nhà nước trong 3 năm tới đã có 140 tỷ đồng đầu tư. Các cấp cần xây dựng dự án, công việc cụ thể, kết nối 900 tỷ đồng này với đào tạo.

DN đã đến lúc chấm dứt tình trạng kêu ca về vấn đề NL. Hãy tham gia cùng đơn vị đào tạo để có NNL cần có. Bộ GDĐT cũng thành lập Trung tâm hỗ trợ đào tạo theo nhu cầu. Về phía Nhà nước, Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT đã giao ban hàng quý, ít nhất cũng ở cấp bộ trưởng về vấn đề NL. Tiên liệu đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 1 triệu NL CNTT. Nhà nước có thể bỏ ra 2 - 3 triệu USD vốn mồi, mời một số DN CNTT lớn, cơ sở đào tạo CNTT uy tín tập hợp lại thành một mô hình đủ mạnh nhằm giải quyết dứt điểm bài toán đào tạo CNTT theo nhu cầu DN. Sau đó, mô hình tự duy trì.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam - VIO 2009.

Để có cộng đồng DN CNTT mạnh, cần nhân rộng mô hình DN CNTT tốt. Nhà nước có thể mua cổ phần của các công ty lớn, không để họ thiếu vốn phát triển. Các công ty đang gặp khó khăn có thể vay vốn ưu đãi để không phải giải thể. Một hướng nữa là phát triển thương hiệu, học tập cách làm của hệ thống siêu thị Saigon Co-op. Công viên PM Quang Trung (CVPMQT) có thể phát triển các CVPM tương tự tại các địa phương, mang thương hiệu CVPMQT và Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư. Hoặc, Nhà nước sẽ hỗ trợ trình diễn các "DN CNTT hàng đầu" ra nước ngoài; mời các DN mạnh của ASEAN về Việt Nam trình diễn CNTT của họ...




Từ khóa: Công ty cổ phần công nghệ ato, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhà hàng,

phần mềm quản lý kho

, phần mềm nhân sự, phần mềm chấm công

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08