Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia chia sẻ quan điểm trên với báo giới bên lề Hội thảo "Đẩy mạnh bán hàng Việt Nam trên thị trường nội địa 2009" diễn ra tại Hà Nội ngày 7/1.
- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của thị trường Việt Nam và cơ hội phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp tại thị trường nội địa?
- Trước nay, doanh nghiệp Việt không chú trọng lắm đến thị trường nội địa mà thường hướng các sản phẩm của mình cho mục tiêu xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, mục tiêu xuất khẩu trở lên khó khăn vì thị trường bị thu hẹp thì doanh nghiệp cần thay đổi tư duy theo quan điểm “lấy thị trường trong nước phải là điểm tựa, thị trường xuất khẩu là quan trọng”.
Chúng ta không thể giữ mãi được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 20%/năm, năm nay mục tiêu xuất khẩu của chúng ta chỉ tăng 13% so với năm 2008, tuy nhiên con số này vẫn là rất khó để đạt được.
Không chỉ riêng tại Việt Nam mà các nước thuộc khu vực Đông Nam Á hay Trung Quốc… cũng buộc phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu do những khó khăn từ thị trường các nước nhập khẩu trên thế giới.
Tôi muốn nhấn mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú trọng vào phát triển thị trường nội địa vì chúng ta là nước có dân số trẻ với hơn 86 triệu dân, tốc độ tăng trưởng hàng hóa, dịch vụ bán lẻ tăng từ 10 - 15%/năm đã trừ trượt giá, còn nếu không trừ đi trượt giá thì tốc độ tăng trưởng khu vực này đạt đến 25%/năm.
Doanh nghiệp cần phải thấy được thị trường nội địa rất quan trọng, cần phải đầu tư đúng mức bằng việc lựa chọn đối tượng phù hợp với sản phẩm của mình, phải định hướng vào đối tượng cụ thể, chọn lấy cơ hội để đưa ra sản phẩm thích hợp. Phải coi thị trường nội địa là hướng phát triển lâu dài chứ không chỉ là hướng phát triển tình thế mang tính chất đối phó trong lúc khủng hoảng.
- Nhiều nhận định cho rằng, sản phẩm của doanh nghiệp Việt khó tiếp cận với người dân vì giá còn cao, chưa thể phù hợp, những sản phẩm đang được bán tại thị trường nội địa thường là những sản phẩm lỗi, hạng 2?
- Quan trọng nhất đối với doanh nghiệp nội là phải phân lớp được thị trường, để từ đó đi vào hướng đối tượng khách hàng khai thác riêng chứ không nhất thiết phục thuộc vào giá cao hay thấp.
Nếu anh chỉ xác định bán hàng cao cấp thì thị trường của anh chỉ chiếm 10%, còn lại là phân khúc hàng giá rẻ và hàng trung bình.
Theo tôi biết, hiện nay có rất nhiều hàng Việt tốt trên thị trường nội địa chứ không phải toàn hàng thải. Tôi vẫn dùng các sản phẩm quần áo hàng Việt đấy chứ, chất lượng tốt, giá cả cũng phù hợp. Cái thời hàng Trung Quốc giá rẻ đã qua rồi.
- Bây giờ doanh nghiệp Việt mới bắt đầu quay lại “chinh phục” thị trường nội địa, liệu đã là quá muộn, thưa ông?
- Theo tôi, doanh nghiệp Việt vẫn có thể thắng được các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhờ 3 yếu tố:
Thứ nhất, cùng là người Việt Nam, doanh nghiệp Việt sẽ hiểu thị trường và văn hoá tiêu dùng của người Việt hơn.
Thứ hai, 85% người Việt vẫn lựa chọn kênh phân phối truyền thống trong khi các nhà phân phối nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu chỉ phát triển kênh phân phối hiện đại. Nếu là một doanh nghiệp nước ngoài, khi vào Việt Nam không thể mở 1 cửa hàng mà phải phát triển 1 trung tâm thương mại, vì vậy, doanh nghiệp đó phải chọn một địa điểm hoành tráng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam dễ dàng có thể mở các siêu thị chỉ vài ba trăm mét vuông, và mở khắp nơi theo kiểu “chân rết”. Điều này sẽ phù hợp với văn hóa tiêu dùng của người Việt là thích thuận tiện, gần nhà.
Thứ ba, mức chi phí doanh nghiệp nội phải chi trả cho vận chuyển, tiếp thị…hàng hóa bán tại thị trường nội địa sẽ thấp hơn các doanh nghiệp ngoại.
- Xin cảm ơn ông!
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,