Tại buổi toạ đàm, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, cho rằng thời gian qua thị trường bán lẻ Việt Nam rất sôi động với sự gia nhập của nhiều nhà phân phối nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đua nhau lập doanh nghiệp, xây dựng các chuỗi cửa hàng tiện lợi như V- Mart, G7mart, Hapromart, Co.op… nhằm đón đầu trước làn sóng đầu tư của hệ thống phân phối nước ngoài.
Tuy nhiên, các vấn đề về cạnh tranh lành mạnh và các hành vi phản cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối vẫn chưa được các doanh nghiệp nhìn nhận thấu đáo và quan tâm đúng mức.
Vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất là các mối quan hệ liên kết ngang và liên kết dọc. Hiện nay, các doanh nghiệp áp dụng thành công việc liên kết ngang như Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TPHCM) - Satra (Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn) và Saigon Co.op - tập đoàn Phú Thái (Hà Nội). Việc liên kết ngang giữa các đối thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực sẽ tạo lợi thế và sức mạnh cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã phản ứng gay gắt với các liên kết dọc giữa các nhà phân phối và các nhà sản xuất có vốn nước ngoài. Cụ thể của mối liên kết này hiện nay đơn cử là giữa Saigon Co.op với Pepsi cola. Hệ thống gần 20 siêu thị Co.opmart của Saigon Co.op hiện nay kiên quyết không bán các sản phẩm của CocaCola, nước tương Chinsu…mặc dù nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn.
Lý giải cho điều này, bà Trần Thị Kim Quyên, Phó tổng giám đốc thường trực Saigon Co.op, cho rằng việc các sản phẩm của Coca, nước tương Chinsu không có mặt trong hệ thống Co.opMart là do xuất phát từ yếu tố lịch sử của đơn vị này.
Đó là ngay từ những ngày đầu thành lập, Pepsi đã hỗ trợ cho Saigon Co.op trên nhiều phương diện và buộc Saigon Co.op phải độc quyền bán các sản phẩm của Pepsi.
Ông Phạm Văn Đức, giám đốc công ty Phú An Sinh cho rằng hiện đang có hiện tượng các nhà phân phối liên kết dọc bắt tay nhau về giá và ép các nhà sản xuất bán giá thấp. Ông Đức cảnh báo các chiêu mà nhà phân phối lớn, có uy tín thường sử dụng để ép nhà sản xuất là: Lấy giá người này đè giá người kia; giảm giá mua; khống chế các nhà cung cấp khác, buộc nhà sản xuất phải bán hàng cho mình…
Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh có nhận xét rằng, việc các nhà sản xuất liên kết với nhà phân phối cấp 1 (ở trường hợp này là siêu thị) thì không phạm luật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, cũng nên cân nhắc vì có thể tạo nên sự bất bình đẳng trong kinh doanh.
An Hòa Dantri
Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàng, phan mem quan ly ban hang, phần mềm quản lý nhà hàng, phan mem quan ly nha hang, phần mềm bán hàng, phan mem ban hang, phần mềm nhà hàng, máy in hóa đơn, máy in mã vạch, phần mềm quản lý kho,