Phần mềm quản lý bán hàng| Phần mềm quản lý nhà hàng| Máy in

Số hỗ trợ kỹ thuật 24/24: 0944.772.111 | Số khiếu nại dịch vụ: 0944.773.111
ATO

Tin công nghệ

Trang chủ    Tin tức - Sự kiện    Tin công nghệ

Xây dựng hệ thống "Quản lý chuỗi cung ứng" tại sao không?
Chuỗi cung ứng là gì? Câu hỏi, câu trả lời hay cả hai? Bởi lẽ, nó đúng là câu hỏi. Nhưng nó lại là câu trả lời cho chính người hỏi vì họ đã nhận thức quá muộn màng về nó. Đây là một thực trạng ở Việt Nam. Nhưng, không gì là quá muộn. Bởi từ xa xưa, từ nhận thức đến hành động là cả một quá trình dài hay ngắn cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Thật buồn là khi lướt qua hết các trang mục của các tờ báo hàng đầu dành cho kinh tế mà tôi xin mạn phép không kể tên ở đây thì không có lấy một mục nói về chuỗi cung ứng hay thứ gì đại loại như là chuỗi cung ứng. Lạc hậu chăng? Câu trả lời có và không. Có là vì thế giới đã chuyển mối quan tâm sang chuỗi cung ứng từ lâu lắm rồi. Không là vì liệu nó có thực sự cần thiết? Câu trả lời lại là có và không. Có là vì nó là một thứ vũ khí cạnh tranh.

Nhiều bài báo nước ngoài đều đăng tải bằng hình mẫu của Dell, của Walmart, của Toyota... Nhưng điều bình thường nhất thì ai cũng biết, dĩ nhiên là chỉ với các công ty nước ngoài, là chuỗi cung ứng đã là một phần công việc hàng ngày mà họ phải làm. Nó là câu trả lời không nếu bạn không muốn quan tâm đến nó; và cũng bởi vì marketing, bán hàng, tài chính, chứng khoán hay lợi ích mới là cái tôi quan tâm hơn! Tôi cũng đã cố tìm kiếm bằng cách dùng Google để search vài bài báo của Việt Nam viết về chuỗi cung ứng nhưng hình như thật ngữ này là "vô hình"? Câu trả lời vẫn là đúng và không đúng. Nó vô hình vì nó đang ẩn sau tất cả mọi hoạt động nhưng họ lại nghĩ nó chỉ là thứ vụn vặt, quan trọng thế nào được bằng marketing, bằng sales , bằng chiến lược kinh doanh... Nhưng nó là hữu hình đấy chứ, chỉ có điều ai đã nhắc đến nó hay chưa thôi.

Sự thực là, chúng ta đang sống trong sự vận động của những chuỗi cung ứng khổng lồ. Chúng ta ăn ư? Đúng, vậy ăn gì? Gạo? Vậy thì ta có thể nói ngay có chuỗi cung ứng gạo. Thịt? Chúng ta có thể nói ngay đến chuỗi cung ứng thực phẩm tươi sống. Ta thở bằng gì? Bằng không khí (sự thực đáng buồn là chuỗi cung ứng không khí đang lâm nguy, ô nhiễm môi trường chăng? Không bởi vì nó không có ai quản lý chuỗi cung ứng không khí cả. Và dĩ nhiên thì chất lượng nó đến đâu, số lượng nó đên đâu ai mà quan tâm). Một câu hỏi nữa, chúng ta đang giặt bằng xà bông gì? Tất nhiên ngoài Omo hay Tide thì cũng có vài loại bột giặt khác... Nhưng đằng sau cái hộp Omo ấy là gì ? Là một công ty Unilever Vietnam? Đúng. Nhưng đằng sau nữa, chính là chuỗi cung ứng bột giặt Omo. Vậy chúng ta đã bao giờ tự hỏi, thế thì nếu mà cả hai thứ bột giặt mà biến mất thì sao nhỉ? Vẫn không sao cả, chỉ có điều quần áo sẽ bẩn mãi, vì các nhà sản xuất khác có kịp nghĩ đến đến việc hai thứ đó biến mất đâu?

Đã lúc nào bạn thấy các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải các tin như: rau bị nhiễm bẩn, gà bị nhiễm cúm, bò bị điên hay mắm tôm là nguồn lây bệnh tiêu chảy chưa? Thế nhưng rồi bạn lại nhìn thấy nó thường ngày. Tôi cá là bạn thấy nó nhiều hơn những gì mà bạn cho là tốt đẹp sẽ phải xuất hiện cơ? Vậy thì đằng sau nó là gì? Câu trả lời của cá nhân tôi thôi, nó là một chuỗi cung ứng có vấn đề? Nó là việc quản lý chuỗi cung ứng có vấn đề. Có thể bạn đang lan man vào cái vòng luẩn quẩn nhưng suy cho cùng nó đều từ chuỗi cung ứng mà ra. Bài viết này không có ý nghĩa chỉ trích hay phê phán gì cả mà chỉ xin đưa ra một vài quan điểm mà tác giả hy vọng sẽ là bệ phóng cho thời điểm phải nhìn nhận vai trò của chuỗi cung ứng. Bạn không thể ngụy biện những thứ hiện hữu rõ ràng như thế.

Câu chuyện tiếp tục với việc hãy nhìn vào nền kinh tế VN. Có lẽ chúng ta đang ở giai đoạn chuyển đổi, thời kỳ mà nền kinh tế đang ở giai đoạn bùng phát hơn bao giờ hết. Và có lẽ người ta thấy cơ hội kiếm tiền dễ hơn bao giờ hết. Có lẽ chỉ cần mở một công ty, rồi tìm một sản phẩm để bán thế là bán được (dĩ nhiên phải kèm theo những lời quảng cáo hoa mỹ, bay bổng, đầy dụ dỗ, phù du...) hay chỉ cần quăng chút tiền vào thị trường CK, hay nhà đất thế là tích gió thành bão (mà bão lớn vì cái gì cũng tăng vùn vụt từng ngày). Rồi hưởng thụ. Vậy thì tại sao lại phải đánh vật với những thứ định nghĩa phức tạp, rối rắm như chuỗi cung ứng làm gì. Nhưng nếu bình tâm lại, bạn sẽ thấy nhiều thứ sau bức tranh ấy trong bảy ngày của một tuần.

Chủ nhật, Dầu đang lên giá, dĩ nhiên giá sẽ tăng, dĩ nhiên khách hàng sẽ phải xem lại cái hầu bao của mình... Thứ hai, WTO (World Together Ohlalala): cái quan niệm thế giới anh em một nhà cùng vui vẻ sẽ sớm tắt. Bởi lù lù sau đó là vài chục “gã khổng lồ nặng 800 pound” bước vào ngôi nhà bạn. Hãy xem hành trình Simbad, bạn sẽ thấy bạn nhỏ bé thế nào so với mấy gã đó, bạn sẽ phải chơi với gã, hay đối đầu với gã? Câu trả lời ở chính bản thân bạn. Thứ ba, bạn làm ăn, bạn sản xuất, thì bạn của bạn, rồi bạn của bạn bạn cũng làm ăn cũng sản xuất. Họ có làm cùng một thứ giống bạn? Tôi cá là có. Vậy thì sao? Cạnh tranh sẽ xuất hiện... Thứ tư, Chợ, khái niệm rất quen thuộc nhưng sớm không còn nữa. Tôi đã thấy người nông dân hiên ngang đi vào siêu thị như chuyện thường ngày mà họ vẫn làm trên đồng ruộng. Vậy thì bạn sẽ tiêu thụ sản phẩm thế nào? Tất nhiên phải nhờ cậy đến các đại gia bán lẻ như Saigon Co-op, Metro hay Walmart. Nhưng điều đó còn tùy họ muốn bán sản phẩm của bạn hay không. Dĩ nhiên bán hàng cho họ, giá cả, chất lượng phải thỏa mãn một số tiêu chuẩn nhất định. Họ sẽ hỏi bạn: bạn sản xuất thế nào? Bạn quản lý nó thế nào? Và nhiều khi bạn cũng hoang mang vì thực tế bạn cũng không rõ mình quản lý nó thế nào. Thực tế bạn vẫn quản lý nhưng nó tủn mủn, vỡ vụn vì bạn chưa bao giờ nghĩ nó cần được kết nối lại. Thứ năm, bất chợt bạn nhận được tin rằng sản phẩm của bạn có vấn đề với người tiêu dùng. Vài người kiện bạn vì sản phẩm gây tác hại đến sức khỏe. Bạn phải thu hồi, bạn phải bồi thường. Rồi bạn từ hỏi điều gì thế này? Câu trả lời là bạn đã không quản lý đúng mức quy trình sản xuất. Rồi cả những nhà cung cấp nguyên vật liệu cho bạn, họ cố ý đưa vào đó vài thứ tạp phẩm để có thể bán cho bạn với giá rẻ...bạn chợt tỉnh.

Thứ sáu, Tồn kho, giờ bạn vẫn chưa phải lo, vì hàng sản xuất đến đâu bán hết đến đó, vậy thì ngại gì tồn kho. Tôi đã từng nghe nhiều nhà sản xuất nói rằng bán còn chưa đủ thì đo lường tồn kho cái nỗi gì. Nhưng chưa đâu rồi có một ngày, bạn bán càng nhiều, sản xuất càng nhiều, bỗng một hôm bạn vào kho hàng của mình và tự thấy choáng ngợp bởi khối lượng tồn kho của mình. Bạn nhìn vào sổ sách, nhưng tất cả số liệu báo cáo vẫn rất "đẹp". Rồi bạn mất niềm tin vào bản thân. Đúng. Bạn đang làm cái gì đó sai vì bạn cứ nghĩ hệ thống thông tin bạn hoạt động rất tốt mà bạn quên mất một điều những người thực hiện nó lại không đủ khả năng nắm bắt nó. Thứ bảy, bạn chuẩn bị cho ngày nghỉ ngơi, đột nhiên, bộ phận sản xuất báo lên hàng không thể sản xuất đúng theo đơn đặt hàng vì hết nguyên liệu. Bạn hoảng hốt không hiểu điều gì đã xảy ra. Sự thực sau khi điều tra là nhà cung cấp của bạn đã bán lô nguyên liệu ấy cho đối thủ khác. Rồi bạn tưởng tượng ra viễn cảnh hợp đồng bị phạt, quan trọng hơn mất đi khách hàng quan trọng. Lại chủ nhật, một ngày chủ nhật buồn, ngồi một mình tổng hợp lại những gì đã xảy ra và bạn chợt nhận ra một điều theo kiểu Eureka, là chuỗi cung ứng của mình có vấn đề rồi? Nhưng bạn lại tự hỏi chuỗi cung ứng ấy là trách nhiệm của ai?ATO cung cấp giải pháp phần mềm quản lý bán hàng cho cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, siêu thị mini, giày dép,

phần mềm bán hàng đơn giản

, phần mềm bán hàng online

Xem thêm: phần mềm quản lý bán hàngphan mem quan ly ban hangphần mềm quản lý nhà hàngphan mem quan ly nha hangphần mềm bán hàngphan mem ban hangphần mềm nhà hàngmáy in hóa đơnmáy in mã vạchphần mềm quản lý kho,

saga
    Bookmark and Share
Hỗ trợ

Tp.Hà Nội         024 7300 6077
Tp.Hồ Chí Minh   028 7300 6077 
Tư vấn phần mềm

Tư vấn thiết bị

Mr. Huỳnh - ext: 101
0942 85 80 88
Ms Hương Giang- ext: 203
0928 58 88 18
Tư vấn thiết bị

Tư vấn phần mềm

Mr. Chuyên - ext: 802
0928 58 08 08
Ms Ngọc Hòa- ext: 801
0928 58 58 08